- Cách chọn mua máy chạy bộ chất lượng tốt
- Mua máy chạy bộ điện chất lượng tốt với 10 tiêu chí sau
- Có nên mua máy chạy bộ mini hay không?
Luyện tập với máy chạy bộ là một giải pháp để bạn duy trì thói quen vận động hàng ngày. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì thường có cảm giác bỡ ngỡ bởi vì khách với chạy bộ ngoài trời; chạy với máy bạn sẽ phải chạy tại chỗ. Vậy nên; nếu bạn là người mới thì đừng bỏ qua 5 lưu ý này khi bắt đầu làm quen với máy chạy bộ nhé.
1. Nằm lòng các thông tin trên bảng điều khiển
Dù là máy chạy bộ của hãng nào thì các chức năng điều khiển về cơ bản là giống nhau. Hầu hết máy chạy bộ đều có các phím chức năng cơ bản sau:
- Nút khởi động (Start): Nút này thường có màu xanh, có chữ Start. Khi ấn nút, máy chạy bộ sẽ đếm ngược tự 3 – 0. Sau đó băng tải từ từ chuyển động ở tốc độ mặc định.
- Nút tắt máy (Stop): Nút tắt máy chạy bộ thường có màu đỏ, có chữ stop. Khi nhấn nút, thiết bị sẽ từ từ dừng lại và hạ độ dốc về 0.
- Khóa an toàn (Khóa từ): Khóa này thực chất là 1 miếng nhựa đỏ; được gắn kèm 1 miếng nam châm. Khi chẳng may trượt chân hay gặp sự cố khóa từ sẽ bung ra. Lúc đó máy chạy bộ sẽ ngừng hoạt động, giúp bạn tránh khỏi các chân thương.
- Điều khiển tốc độ (Distance Speeed): Các mẫu máy chạy bộ thường có các nút cho phép chọn nhanh các tốc độ như 3; 6, 9 hay 12 km/h. Bên cạnh đó; 2 nút tăng/giảm cho phép bạn tăng giảm các thông số trên máy chạy bộ về tốc độ.
- Điều chỉnh độ dốc (Incline): Nút này chỉ có trên máy chạy bộ; có chế độ điều chỉnh độ dốc tự động. Các nút bấm cho phép bạn tăng hoặc giảm nhanh độ dốc ở các mức 3% – 6% – 9% – 12% – 15%.
- Chương trình (Program): Nút này cho phép người tập chọn 1 trong các bài tập được tích hợp sẵn trên máy (8 – 12 bài tùy theo mỗi máy).
- Enter: Sử dụng trong trường hợp bạn chọn các bài tập tích hợp sẵn; hoặc tự thiết kế bài tập cho mình dựa trên các thông số trên máy chạy bộ như tốc độ; độ dốc, thời gian… Nút Enter được nhấn để xác nhận và bắt đầu bài tập.
2. Luyện tập với máy chạy bộ bằng một đôi giày phù hợp
Máy chạy bộ thường có bề mặt là băng tải làm từ cao su tổng hợp. Do đó, bạn nên sử dụng các loại giày chạy bộ thông thường dành cho chạy đường nhựa.
Không nên sử dụng các loại giày chạy địa hình nhiều gai hoặc giày đinh đá bóng. Điều này có thể gây rách bề mặt máy khiến bạn gặp nguy hiểm.
3. Hãy bắt đầu từ việc đi bộ
Đi bộ ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp bạn làm quen dần với tốc độ của máy. Một trong những lỗi phổ biến nhất khi chạy với máy đó là chọn tốc độ cao ngay từ đầu. Việc chọn tốc độ cao nay từ đầu có thể sẽ khiến bạn không bắt kịp tốc độ của máy và bị ngã.
Để bắt đầu chạy trên máy, bạn nên đứng tại chỗ bật nút khởi động và chọn tốc độ từ 2 – 3 km/h để đi bộ trong khoảng 3-5 phút. Sau đó bạn mới tăng dần tốc độ.
4. Lựa chọn bài tập phù hợp
Nếu bạn là người mới, đừng nên chọn các bài tập biến tốc tổng hợp buộc bạn phải chạy nhiều lần với tốc độ cao. Bạn có thể xem xét chọn các bài tập chạy liên tục với tốc độ chậm trong từ 15 – 20 phút.
Khi đã quen thuộc hơn với việc chạy máy, bạn mới nên chuyển sang các bài tập biến tốc. Bài tập kết hợp với leo dốc từ 1% – 20% để tăng hiệu quả đốt mỡ và nâng cao sức bền.
5. Không nên dừng đột ngột khi luyện tập với máy chạy bộ
Khi muốn kết thúc bài tập chạy, thay vì dừng ngay lập tức, bạn nên giảm dần tốc độ để chạy chậm lại trong từ 3-5 phút. Sau đó tiếp tục đi bộ từ 2-3 phút để cơ thể quen với viêc chậm lại.
Ngay cả khi bạn buộc phải dừng khẩn cấp do chạy quá nhanh, bạn cũng nên khởi động lại máy để đi bộ chậm dần. Việc dừng ngay lập tức sẽ khiến cơ thể bị sốc thường gây ra các tình trạng như chóng mặt buồn nôn giống như khi say xe.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn với máy chạy bộ.
Và khi mới bắt đầu luyện tập với máy chạy bộ, bạn nên chọn một chiếc máy phù hợp với nhu cầu luyện tập của mình. Một chiếc máy có kích thước, động cơ và các chức năng đi kèm như Horizon T101 chính là một sự lựa chọn tối ưu. Tham khảo thêm về máy chạy bộ tại nhà tốt nhất thị trường tại đây nhé.